VietChem - Tổng đại lý phân phối PAC 30% Việt Trì khu vực miền Bắc
Nước trong hồ cá chuyển sang màu xanh sau một thời gian nuôi có lẽ không còn là hiện tượng xa lạ với những gia đình nuôi trồng thủy sản nữa và nguyên nhân của nó là do tảo xanh hay còn gọi là tảo lam. Để có thể tiêu diệt loại tảo này, chúng ta cần một quá trình cụ thể, tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vậy làm sao để nước hết xanh? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số phương pháp hay về cách xử lý và vệ sinh hồ nuôi giúp nước luôn sạch và trong veo.
Nước trong hồ cá chuyển sang màu xanh nguyên nhân chính là do tảo lam- một loại tảo có khả năng ra hoa. Chúng là loài thủy sinh có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, có thể tồn tại trong bất kì môi trường nước nào và trôi nổi khiến nước chuyển xanh.
Khi hồ nuôi có mật độ cá quá dày, lượng thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa đồng thời cá thải nhiều phân hơn. Điều này khiến cho lượng nitrat và photphat- vốn là nguồn dinh dưỡng kích thích sự phát triển của các loại rêu xanh, tảo lam tăng lên.
Sự sinh sôi nảy nở của loại tảo này ra sẽ gây nguy hiểm cho các loài sinh vật sống trong nước do ban đêm chúng hô hấp lấy hết oxy trong nước. Đặc biệt, độc tố do tảo tiết ra gây chết cá.
Tảo lam trong ao, hồ nuôi tôm, cá
Tảo lam thuộc họ Eubacteria cùng với Archaebacteria tạo nên nhóm Prokaryote với các đặc điểm chính sau:
- Hình dạng: Đa dạng, có thể là đơn bào, sợi và cả cấu trúc nhu mô đơn giản.
- Cấu tạo: Không ty thể, thiếu nhân hoàn chỉnh, không golgy, không lưới nội nguyên sinh chất. Cấu trúc thành tế bào là Murein, được bao phủ bới một lớp màng nhày. Tế bào thường có các không bào khí chứa nito.
- Chất nguyên sinh: Chất nhân, các bản quang hợp, ribosome và các hạt nội bào khác
- Chất dự trữ là tinh bột Cyanophycean.
- Hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính, tự phân chia cơ thể ra làm 2.
- Màu sắc: Tế bào có màu lam, tím, đôi khi là đỏ (do Phycocerythin) hoặc xanh lục (do Phycocyanin, Allphycocyain). Sắc tố quang hợp trong Thylakoid nằm tự do trong nguyên sinh chất. Sản phẩm quang hợp là Glycoproteid.
Tảo lam
- Tảo lam phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ môi trường nước đạt mức 25oC.
- Tảo lam không phải là thức ăn của các loài sinh vật dưới nước. Chúng chỉ chịu sự tấn công của vi khuẩn, vi rut, tuy nhiên lại có thể tự hồi phục. Do đó, dù không có tốc độ phát triển nhanh nhưng tảo lam lại rất khó tiêu diệt.
- Thức ăn: Nito và photpho là nguồn cung dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ N:P là 7:1.
-Khi tỷ lệ này cao tức nguồn photpho trong ao thấp, tạo lục phát triển hơn và ngược lại thì tảo lam sẽ chiếm ưu thế hơn.
- Phân bố: Đa số sống ở nước ngọt, là phù du thực vật của các thủy vực. Một số có mặt trong nước mặn giàu chất dinh dưỡng hoặc nước lợ. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy tảo lam trên đá, vỏ cây, trong đất chứa chất hữu cơ.
Tác động tiêu cực
- Tảo lam ít có giá trị dinh dưỡng với các loài sinh vật sống trong nước do lớp màng nhày khiến các loài vật không thể ăn được, hơn nữa chúng còn tiết ra độc tố.
- Những loài tảo lam thuộc chi Microcytis, Anabaena khi phát triển quá mức sẽ khiến tô, cá,…ngộ độc mà chết.
- Tảo lam nở hoa làm thay đổi mùi vị nước, gây ảnh hưởng xấu tới nguồn cấp nước.
Tác động tích cực
- Tảo lam giúp hình thành lớp bùn sapropen dùng là thức ăn gia súc, phân bón có giá trị dịnh dưỡng cao, chữa bệnh, làm than cốc, hắc ín, khí hơi.
Với những loài tảo có hàm lượng protein cao, chúng được con người nuôi trồng với quy mô lớn điển hình là Spiruliana maxima.
- Dùng làm thức ăn cho người: Nostoc commune, Nostoc pruniforme.
Nostoc commune
- Một số loại tảo lam có khả năng cố định nito, nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Trong các ruộng lúa ngập nước, lượng nito trong tảo sẽ tăng lên đến 70% so với tổng lượng nito. Khả năng cố định nito sẽ đạt mức cao nhất vào khi được cung cấp đủ ánh sáng.
- Làm sạch nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp.
- Sử dụng hóa chất diệt tảo sẽ khiến tảo chết hàng loạt tuy nhiên lại làm thay đổi các tính chất vật lý, hóa học của nước, ảnh hưởng tới các loài vật sống trong đó.
- Nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tồn lưu hóa chất, giải phóng độc tố gây hại, làm biến đổi đặc tính đất nền đáy ao đồng thời cũng diệt luôn những loại tảo có lợi.
Sử dụng các loại chế phẩm sinh học theo cơ chế sau:
- Các chủng vi sinh có thể sử dụng là Bacillus sp, Lactopacillus sp,…
- Dùng vào buổi tối khoảng 10 giờ đêm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi hết tảo trong ao.
- Có thể hòa thêm mật đường và sục khí 12 giờ trước khi đổ xuống ao.
Ao nhiễm tảo lam
Lưu ý
- Nếu tảo đã sinh trưởng quá dày, dùng các chế phẩm sinh học sẽ không mang lại hiệu quả cần thiết. Lúc này nên dừng cho cá ăn và siphon đáy ao cẩn thận.
- Quan sát ao nuôi hàng ngày để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của tảo lam để sớm có hướng giải quyết
- Tảo lam dạng hạt khó xử lý dạng sợi .
Một số loại chế phẩm sinh học tốt nhất hiện nay
- Cyano curb là loại chế phẩm sinh học đang được rất nhiều bà con nuôi cá sử dụng. Chế phẩm này diệt tảo lam bằng cơ chế kích thích tế bào tảo lam sản sinh hợp chất ROS chống lại quá trình oxy hóa nội tại nhưng ROS lại tồn đọng lại trong chính tế bào tảo lam gây cản trở quá trình sinh sản, phá hủy quá trình quang hợp, làm lão hóa tế bào.
Quy trình diệt tảo lam bằng Cyano curb
- Chế phẩm Eco- pro: Trộn 5l Eco- pro với 1- 2 kg đường cát (1kg khi pH < 7.8, 2kg khi pH > 8.3), sục khí từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm thì đổ xuống ao. Lượng hỗn hợp này được dùng cho 1000 m3 nước. Duy trì trong 2 đêm liên tục.
- EcoCleanTM AQUA . Hòa tan chế phẩm này với 100 lít nước sạch, khuấy đều 5 - 30 phút rồi mang đổ đều lên trên bề mặt ao. 1 gói 100g dùng cho 1000 m3 nước.
- Kiểm soát hàm lượng nirat và phophat, giảm chúng xuống mức thấp nhất bằng cách giảm lượng thức ăn.
- Giảm lượng ánh sáng xuống để hạn chế việc quang hợp và nở hoa của tảo bằng các biện pháp che chắn thích hợp.
- Sử dụng các loại máy lọc nước hồ như lọc mút, lọc thác treo, lọc thùng, lọc đáy, lọc trong hồ, lọc tràn, lọc nhỏ giọt và lọc lơ lửng. Máy lọc nước giúp khử các chất thải lơ lửng, tăng cường oxy trong nước giúp các vi sinh vật phát triển đồng thời loại bỏ các chất độc hại như Nitrit, Nitrat và Clo ra khỏi nước.
Bộ máy lọc thùng cho hồ cá KOI
- Có thể thả rong vào hồ vì rong sẽ giúp hấp thụ hết chất dinh dưỡng, không cho tảo lam có khả năng phát triển.
- Đối với các bể cá
+ Làm sạch sỏi, đá với một dụng cụ siphon bể để loại bỏ chất thải và mảnh vụn bẩn trong bể.
+ Làm sạch các bộ lọc bể cá, lau kính, dùng máy hút nước vệ sinh đáy hồ, hút các chất thải trong hồ ra càng nhiều càng tốt.
Lưu ý: Không làm sạch bể hoàn toàn, chỉ được dùng nước mát để làm sạch chứ không sử dụng các chất tẩy rửa.
+ Tăng lưu lượng nước với một bộ lọc chất lượng cao nhất có thể
+ Giảm thức ăn của cá mỗi ngày ít nhất là một lần.
+ Sau 6 tháng sử dụng, các bóng đèn cần phải được thay do ánh sáng tác động trực tiếp đến sự phát triển của tảo.
+ Sử dụng các biện pháp loại bỏ nitrate và phosphate Ngừng bất kỳ hình thức bổ sung phân bón trong bể.
Làm sạch sỏi đá trong bể cá
- Thay nước
Đây là hướng giải quyết cuối cùng nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệt để vấn đề. Không nên thay hoàn toàn nước vì nó sẽ loại bỏ các vi sinh vật có lợi được hình thành trước đó.
Bình luận, Hỏi đáp