VietChem - Tổng đại lý phân phối PAC 31% Việt Trì khu vực miền Bắc
Theo các chuyên gia, sử dụng các nguồn nước bị nhiễm Arsenic có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, vậy Asen hay thạch tín là gì? Thạch tín là một loại chất hóa học được biết đến như là một chất cực độc. Thạch tín có mặt trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Vậy cách để loại bỏ Asen trong nước là gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích để các bạn thấy rõ hơn
Thạch tín hay còn gọi là Asen là một nguyên tố hóa học trong tự nhiên có ký hiệu là As và có số hiệu nguyên tử là 33. Thạch tín là dạng chất á kim, có màu xám bạc hay trắng như thiếc, khá giòn. Thạch tín có tỷ trọng 5,73 nóng chảy ở nhiệt độ 817°C (~36atm), thăng hoa ở nhiệt độ 715°C.
Ở trạng thái nguyên chất, thạch tín không độc. Thạch tín trong môi trường tự nhiên thường ở dạng hóa trị III hoặc V. Dù ở dạng nguyên chất, asen lành tính, nhưng khi tồn tại ở dạng hợp chất, thạch tín có tính độc cao. Thạch tín luôn biến đổi do quá trình oxy hóa hoặc lẫn các tạp chất thạch tín oxy hóa.
Có 2 loại hợp chất asen:
Độc tính của hợp chất vô cơ thạch tín cao gấp 4 lần độc thuỷ ngân. Thạch tín nguyên tố và các hợp chất của thạch tín được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1. Thạch tín và các hợp chất của thạch tín được sử dụng làm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch sâu và trong sản xuất các hợp kim công nghiệp.
Trong môi trường tự nhiên, thạch tín là thành phần của lớp trầm tích vỏ trái đất nên nó thường có trong các tầng nước ngầm và nước bề mặt dù chỉ ở hàm lượng thấp (khoảng vài μg/l). Tuy vậy, ở một số khu vực trên thế giới, một số mạch nước ngầm có hàm lượng thạch tín rất cao do lớp trầm tích có cấu trúc và thành phần hóa học có sự thuận lợi cho việc hòa tan thạch tín trong đất và nước tại vùng đó.
Khu vực nước có chứa hàm lượng thạch tín cao được phát hiện thường tại các khu vực đồng bằng châu thổ thấp và trũng thường xuyên xảy ra ngập lụt, dòng chảy nước chậm, các lớp bồi tích trẻ và thiếu oxy thuận lợi cho việc giải phóng và hòa tan thạch tín trong đất vào dòng nước.
Thạch tín không chỉ tồn tại trong nước mà còn có mặt trong không khí, trong đất, thực phẩm và rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Thạch tín đi vào vào cơ thể con người qua 3 đường chính là hô hấp, tiêu hóa và qua da.
Thạch tín có thể tồn tại trong đất, nước, không khí nên thức ăn, nước uống sử dụng hàng ngày chúng ta sử dụng đều có thể chứa một hàm lượng thạch tín nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng này rất nhỏ và hầu như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây ảnh hưởng nhỏ mà chưa phát hiện được, tích tụ lâu ngày, đến khi lượng này vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nguy hiểm nhất là ung thư (đây là chất gây ung thư cao nhất).
Nước nhiễm thạch tín là nước chứa dư lượng thạch tín trong nước và cao vượt mức cho phép, khi sử dụng hoặc đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ quy định lượng Asen (thạch tín) trong nước không thể vượt quá 10 phần tỷ (PPB) (~ 1.0e-8).
Nhiều khu vực đã được phát hiện có nguồn nước nhiễm thạch tín cao hơn trung bình, trong đó có Việt Nam hay một số quốc gia khác như Chile, Bangladesh và Trung Quốc.
Có nhiều nguyên nhân làm nước nhiễm thạch tín với 1 lượng lớn, phổ biến nhất là:
Asen tồn tại trong lòng đất do đó rất dễ dàng xâm nhập vào nguồn mạch nước ngầm. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nguyên nhân chính khiến nguồn nước dễ bị nhiễm asen là do hoạt động sản xuất của con người tác động.
- Hoạt động nông nghiệp hàng năm đổ ra hàng tấn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học vào môi trường đất. Các hóa chất độc hại này theo thời gian sẽ ngấm vào lòng đất và ngấm vào mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm nguồn nước, và theo đó một lượng Asen lớn cũng ngấm vào nước gây ô nhiễm.
- Các nước thải từ hoạt đông sản xuất công nghiệp chứa các gốc kim loại nặng, nhiễm chì, asen… từ các nhà máy, xí nghiệp đổ ra môi trường đất, nước mà chưa qua xử lý hoặc xử lý nhưng chưa thực sự triệt để.
- Tại Việt Nam, một số khu vực có nguồn nước ngầm nhiễm asen nặng được xác định như Hà Nội và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng lân cận bao gồm Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình… Các tỉnh thành ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang và vùng Tây Nguyên cũng có hàm lượng asen cao trong nước.
- Một số khu vực khác ở Việt Nam, cũng được xác định là có hàm lượng Asen cao nhưng chủ yếu đến từ cuộc chiến tranh chống Mỹ.
- Thạch tín trong nguồn nước không mùi, không vui, không làm thay đổi màu sắc của nguồn nước nên để phân biệt bằng các phương pháp thủ công là điều rất khó khăn, nên cần thận trọng với những nguồn nước mà chúng ta có cảm thấy là an toàn đi nữa.
Đầu tiên, khi thạch tín xâm nhập vào cơ thể, sẽ ảnh hưởng ngay đến hệ tuần hoàn và thanh kinh. Tùy theo lượng thạch tín vào cơ thể và thể trạng từng người, thạch tín sẽ tích tụ mỗi người một ít làm tăng mức độ độc vào cơ thể gây xuất hiên những triệu chứng từ nhẹ đến nặng là: buồn nôn, sút cân, rụng tóc, suy giảm trí nhớ, sùng hóa bàn tay, bàn chân, gây hoại tử lở loét tay và ung thư.
Thạch tín làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai và trẻ em.
Các tổn thương liên quan đến sử dụng nước nhiễm thạch tín cao chủ yếu là nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng: tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, nổi ban đỏ, niêm mạc tổn thương, viêm lợi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên và viêm màng kết hợp.
Các triệu chứng về thần kinh khi nhiễm thạch tín là tê cóng, bỏng da, kiến bò kèm theo run, teo cơ, viêm nhiều dây thần kinh. Tổn thương da: viêm, loét dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, biến đổi sắc tố da, sạm da, rụng tóc, rụng lông và tăng tỷ lệ ung thư da, phổi, bàng quang, xương sàng.
Khuyến nghị của WHO về nồng độ asen trong nước uống đã giảm đáng kể từ 0,2 mg/l năm 1958 xuống 0,01 mg/l năm 1993. |
Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, gồm (1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.
Bình luận, Hỏi đáp