VietChem - Tổng đại lý phân phối PAC 31% Việt Trì khu vực miền Bắc
Chắc hẳn bạn đã biết, trong nước sạch không phải 100% tinh khiết, vẫn có những chất rắn hữu hình, vậy tds là gì và tổng chất rắn hòa tan bao nhiêu là uống được. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các hiểu hơn về tds và cách đo chỉ số tds trong nước.
TDS là viết từ của từ Total Dissolved Solids được hiểu là Tổng chất rắn hòa tan trong nước.
Bao gồm các khoáng chất, ion kim loại và hợp chất muối của chúng được hòa tan trong 1 lượng nước nhất định thường được đo bằng các đơn vị tính rất nhỏ như ppm hoặc mg/L
Chỉ số TDS trong nước càng nhỏ thì nước càng sạch, dưới 500ppm được cho là nước tinh khiết, trên 1000ppm là nước dùng cho sinh hoạt và không uống được.
Các chất rắn hòa tan trong nước có rất nhiều nguyên do cả từ các nguồn tự nhiên, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc các đường ống cũ kĩ bị rỉ sét dẫn tới dư thừa các chất rắn tạo vén cục.
Ngày nay với việc môi trường đang bị tác động mạnh bởi hoạt động của con người, đặc biệt là các nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Nên việc kiểm tra nguồn nước trước khi sử dụng và oại nước, xử lý nước là rất cần thiết, đặt biệt ở những vùng hay xảy ra lũ và bà con vùng cao.
Có nhiều nhiều thiêt bị, máy có thể đo được chỉ số TDS của nguồn nước, để xử dụng cho hộ gia đình, nước từ các máy lọc, nước đóng theo lít, nước giếng khoan, nước máy hoặc sinh hoạt đô thị người ta thường hay dùng những thiết bị nhỏ, tiện lợi. Để đo nguồn nước thải sinh hoạt hay công nghiệp, nước lũ người ta có những phương pháp test chuyên dụng dựa trên mẫu test ban đầu để đưa ra kết quả liều lượng hóa chất xử lý nước thải chính xác, hiệu quả và không dư thừa giúp tiết kiệm chi phí và an toàn cho môi trường.
Bảng chỉ số TDS để nhận biết nguồn nước sử dụng và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp:
Chỉ số TDS của các nước thông thường mà các hộ dân đô thị hay sử dụng như: nước lọc đóng chai, nước từ máy lọc khoản 4 ppm, nước máy sạch là 57 ppm, nước giếng khoan tầm 211 ppm. Mỗi một nguồn nước sạch sử dụng đều có các chỉ số ppm khác nhau, vì vậy để sử dụng cho gia đình hãy lựa chọn nguồn nước tốt nhất.
Để xác định độ an toàn của nguồn nước đang sử dụng, người ta dùng chỉ số TDS, cho thấy nồng độ các chất rắn hoàn tan trong nước, để tính các hợp chất có lợi và có hại cho sinh hoạt hằng ngày.
- Chỉ số TDS từ 0-170: nước sinh hoạt hằng ngày
- Chỉ số TDS từ 0-50: nước uống trong bình lọc nước
- Chỉ số TDS từ 50-100: nguồn nước suối tự nhiên
- Chỉ số TDS từ 100-170: nước cứng
- Chỉ số TDS từ 200 -300: nước cứng nhẹ
- Chỉ số TDS từ 300-500: nước cứng cao không sử dụng được
- Chỉ số TDS từ 500 ppm trở lên: nguồn nước bị ô nhiễm
Tuy nhiên nước có độ TDS nhỏ hơn 5 ppm được xem là nước cất, không chứa các khoáng chất có lợi cho sức khỏe mà chỉ có khả năng cung cấp nước cho cơ thể thường được dùng trong các phòng lab thí nghiệm và cơ sở y tế.
Các bạn có thể chọn 1 trong các cách thường được dùng phổ biến sau:
Đối với các hộ gia đình biện pháp tốt nhất là dùng các máy lọc nước RO, tuy nhiên với nguồn nước khi đô thị và nguồn nước trong các khu công nghiệp thì phương pháp dùng hóa chất xử lý nước
Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ số TDS trong nước mà Vietchem cung cấp cho bạn đọc hiểu hơn. Hi vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về độ an toàn của nước sạch để đáp ứng cho sinh hoạt hằng ngày.
Bình luận, Hỏi đáp