VietChem - Tổng đại lý phân phối PAC 31% Việt Trì khu vực miền Bắc
Để đo cường độ dòng điện một cách chính xác, người ta phải sử dụng thiết bị đo chuyên dụng. Thông thường, ampe kế chính là dụng cụ được dùng để đo độ mạnh, yếu của dòng điện. Giá trị dòng điện đo được có đơn vị là ampe hoặc miliampe. Vậy 1mA bằng bao nhiêu A? Cùng chúng tôi trả lời câu hỏi này qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Dòng điện là gì?
Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện và nó là số lượng điện tích di chuyển qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện có giá trị càng lớn và ngược lại.
Ký hiệu của cường độ dòng điện là I và nó bắt nguồn từ tiếng Pháp là Intensité, tức là cường độ.
Trong hệ đo lường quốc tế SI, đơn vị đo của cường độ dòng điện là Ampe và I được xác định bằng công thức
I = Q/t = (q1 + q2 + q3+…+qn) /t
Ampe kế được sử dụng để đo cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian Δt được định nghĩa bằng thương số giữa lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đang xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét.
Ttb = ΔQ/Δt
Trong đó:
Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:
Itt = dQ/ dt
Trong đó:
Công thức khác:
I = dQ/ dt hoặc I = P/U hoặc I = U/R
Trong đó:
Cường độ dòng điện không đổi là cường độ dòng điện có giá trị không thay đổi theo thời gian và nó được xác định bằng công thức: I = q/t
Trong đó:
Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong điện trở của hai dòng điện đó là như nhau.
Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng
I = I0/√2
Trong đó:
I = n.e
Trong đó e là điện tích electron.
I = P/(√3 x U x coshi x hiệu suất)
Trong số đó:
1mA bằng bao nhiêu A?
miliAmpe (mA) là đơn vị được sử dụng để đo lường cường độ dòng điện hay chính là đo lường lượng điện tích di chuyển qua bề mặt dây dẫn trong một đơn vị thời gian và 1A sẽ tương ứng với dòng dịch chuyển của 6,24150948 x 10 18 điện tử eletron (cu lông) trên 1 giây qua dây dẫn.
- 1 Ampe = 1 culông / giây
- 1 A = 1 C/s
Theo quy ước của hệ đo lường chuẩn quốc tế SI thì:
- 1 Ampe = 1000 miliAmpe
- 1 miliAmpe = 0,001 Ampe
- 1 KiloAmpe = 1000 Ampe = 1.000.000 MiliAmpe
Để đổi từ mA sang A nhanh chóng, chính xác, chúng ta có thể sử dụng công cụ trực tuyến convertworld.com
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web convertworld.com
Bước 2: Nhập số mA bạn muốn chuyển đổi trong bảng, sau đó lựa chọn đơn vị mà bạn muốn chuyển đổi.
Bước 3: Xem kết quả đã được chuyển đổi trong bảng tính của convertworld.com.
Xem kết quả đã được chuyển đổi trong bảng tính của convertworld.com
Bài 1: Đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau đây:
a) 0,35A = ....mA
b) 25mA = .... A
c) 1,28A = .....mA
d) 32mA = .... A
Hướng dẫn giải
a) 0,35A = 350 mA
b) 425mA = 0.425A
c) 1,28A = 1280 mA
d) 32mA = 0,032A
Bài 2: Cho biết, trong một giây có 109 hạt electron đi qua tiết diện thẳng của một ống phóng điện. Biết điện tích mỗi hạt có độ lớn bằng 1,6.10-19 C. Hãy xác địnhâ
a) Cường độ dòng điện qua ống.
b) Mật độ dòng điện, biết ống có tiết diện ngang là S = 1 cm2.
Hướng dẫn giải:
a) Điện lượng chuyển qua tiết diện ngang của ống dây:
Δq = n|e| = 109.1,6.10-19 = 1,6.10-10 C
Dòng điện chạy qua ống dây:
I = ΔQ/Δt = 1,6.10-10 A
b) Mật độ dòng điện:
i = I/S = 1,6.10-6 A/m2
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết 1mA bằng bao nhiêu A rồi đúng không nào. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích để các bạn vận dụng hiệu quả trong việc giải bài tập về cường độ dòng điện.
Bình luận, Hỏi đáp